Gọi cho chúng tôi
Tổng đài : (028) 62734755
Hotline : 0986 553 555
CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN THUỶ SẢN QUẢNG BÌNH KỲ 2
Tiếp nối thành công của chương trình truyền hình kỳ 1 tại Quảng Bình, nay Công ty TNHH SX TM La San tiếp tục đồng hành cùng bà con nông dân nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là bà con nuôi tôm tại khu vực Miền Bắc sớm vượt qua những khó khăn trong giai đoạn hiện tại với chương trình truyền hình trực tiếp kỳ 2 trên kênh truyền hình Quảng Bình vào lúc 20h ngày 09/05/2014 với chủ đề "QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI VÀ PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH CHO TÔM". Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia trong ngành giàu kinh nghiệm:
- PGS.TS Nguyễn Như Trí – Trưởng khoa thuỷ sản Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- TS. Trần Hữu Lộc – Giảng viên Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Th.S Nguyễn Hải Đăng – CEO của Công ty TNHH SX TM La San.
Rất mong quý bà con theo dõi và tham gia đặt câu hỏi tới chương trình để được giải đáp các thắc mắc. Kính chúc sức khoẻ quý bà con và các bạn xem đài!
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP
CỦA CÔNG TY TNHH SX TM LA SAN.
Kính thưa Quý Khách Hàng cùng Quý Bà Con Nông Dân!
Tiếp tục với những mong muốn cung cấp cho bà con nuôi tôm những thông tin cần thiết về diễn biến tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi cũng như cách quản lý và phòng bệnh. Nay Công ty TNHH SX TM La San phối hợp với đài truyền hình Trà Vinh thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp trên ba đài: Trà Vinh, Bến Tre, Sóc trăng từ 9h30 tới 11h ngày 12/04/2014 với chủ đề: “QUẢN LÝ VÀ PHÒNG BỆNH CHO TÔM NUÔI”. Với sự tham gia của các diễn giả
♦ PGS.TS Nguyễn Như Trí – Trưởng khoa Thuỷ sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
♦ TS. Trần Hữu Lộc - Giảng viên Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
♦ Thạc Sĩ Phạm Minh Truyền – Phó Giám Đốc Sở NN & PTNT Trà Vinh.
Rất mong quý khán giả và bà con nông dân chú ý đón xem và tham gia đặt câu hỏi để được giải đáp các thắc mắc! Công Ty xin kính chúc sức khoẻ Quý Khán Giả xem đài!
TIN VUI CHO QUÝ KHÁN GIẢ VÀ BÀ CON NÔNG DÂN (ĐẶC BIỆT LÀ KHU VỰC MIỀN TRUNG & MIỀN BẮC TỪ
CÔNG TY TNHH SX TM LA SAN CHÚNG TÔI!
Từ những thành công của Chương Trình Tư Vấn Nuôi Trồng Thuỷ Sản trực tiếp trên các Đài Truyền Hình như: Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng,... do Công Ty La San phối hợp thực hiện trong thời gian vừa qua. Nay Công Ty tiếp tục phục vụ đến Bà Con Nông dân khu vực Miền Trung và Miền Bắc nhằm giúp Bà Con Nông Dân đạt được nhiều thắng lợi hơn nữa trong việc nuôi trồng thuỷ sản. Vào ngày 15/03/2014 lúc 9h00 - 10h30, Công Ty La San sẽ phối hợp cùng Đài Truyền Hình Quảng Bình tổ chức Chương Trình Tư Vấn Nuôi Trồng Thuỷ Sản trực tiếp với Chủ Đề: " Cải Tạo Ao và Chọn Giống Tôm Nuôi ". Với sự tham gia tư vấn từ: Diễn Giả PGS.TS Nguyễn Như Trí, TS. Trần Hữu Lộc và CEO Công Ty La San Thạc Sĩ Nguyễn Hải Đăng.
Rất mong Quý Khán Giả và Bà Con Nông Dân đón xem, tham gia đặt câu hỏi để được Chương Trình tư vấn và giải đáp những vướng mắc giúp Bà Con thu hoạch Tôm thắng lợi trong vụ mùa năm 2014!
Anh/Chị: Anh Phương - Cái Bè, Tiền Giang - 0982.779.778
Hỏi: Độ mặn từ 0,8 -> 1‰ có nuôi tôm được không?
Tôm thẻ là loài rộng nước nên có thể nuôi được ở nhiều độ mặn khác nhau. Hiện nay, dịch bệnh EMS đang hoành hành thì nuôi ở độ mặn thấp sẽ an toàn hơn với dịch bệnh này. Tuy nhiên ở độ mặn của anh nên chú ý trong quá trình nuôi tôm nên sử dụng khoáng nhiều hơn và tần xuất sử dụng cũng phải ngắn hơn. Định kỳ anh nên dùng nước ót hoặc muối hột bổ sung vào để cân đối lại các vi khoáng trong ao nuôi tránh tôm bị cong thân, đục cơ.
Anh/Chị: Văn Đình Hào - Sóc Trăng - 0988.330.307
Hỏi: Ao chưa thả tôm, thả cá rô phi trong vèo cá được không? Khi nuôi tôm có diệt khuẩn định kỳ không? Thời gian là bao lâu?
- Khi tôm chưa nuôi thả cá rô phi trong vèo và cho ăn là một mô hình nuôi được chứng minh tại Việt Nam là có nhiều ưu điểm và tỉ lệ thành công rất cao. Cá rô phi trong quá trình sống của mình trong phân và nhớt cá có chứa những chất khoáng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi (được chứng minh cụ thể bằng những thí nghiệm cụ thể tại phòng bệnh học của Giáo sư Don Lighner ở đại học Arizona, Hoa Kỳ). Mặt khác thì cá rô phi làm cho môi trường ổn định hơn và tôm sẽ phát triển tốt hơn.
- Hiện nay có nhiều qui trình nuôi tôm biển như qui trình Bioflo, qui trình diệt khuẩn định kỳ, qui trình vi sinh, qui trình thảo dược hoặc là qui trình áp dụng từng phần các qui trình trên. Tuy nhiên, theo chúng tôi trong giai đoạn môi trường ngày càng suy thoái và mầm bệnh nguy hiểm đầy trong môi trường và ao nuôi khó kiểm soát cho nên việc diệt khuẩn định kỳ để ngăn ngừa dịch bệnh là nên làm. Tuy nhiên phải dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường và tránh sốc cho tôm, định kỳ 10 ngày 1 lần. Bà con nên sử dụng Lasandine với liều lượng 1 lít/3000m3 nước. Sau khi dùng Lasandine 4 giờ nên dùng lại AZT (1 gói/5000m2) để phục hồi hệ vi sinh có lợi trong ao nuôi.
Thân Chào!
Anh/Chị: Huỳnh Văn Nghĩa - Sóc Trăng - 0165.496.7487
Hỏi: Thả tôm 1m2/70con, PH = 8,2, độ kiềm: 120, được 45 ngày bị tảo lam, có ảnh hưởng gì cho tôm không? Nguyên Nhân? Cách xử lý?
- Ao bị tảo lam là do anh quản lý môi trường trước đó không tốt hoặc là anh cho ăn dư làm cho đáy ao bị ô nhiễm, PH ao của anh quá cao nên hạ PH xuống dưới 8 là tốt nhất.
*Cách xử lý:
- Nếu tảo lam lên quá dày vào lúc trời nắng gắt ở cuối đầu gió anh nên thay nước mặt để tảo được thoát ra ngoài sau đó anh dùng Stopper 100g/2000m3 nước ao, tạt đều ao trong 2 ngày, đến ngày thứ ba anh dùng AZT 1 gói/4000m3 thì ao của anh sẽ ổn định nưới trở lại.
- Nếu ao mà tảo lam không lên quá dày thì anh dùng AZT đáy 1 gói/3000m3 đánh liên tục trong 3 ngày vào lúc 6h30 chiều màu nước trong ao sẽ chuyển qua màu bạc và tôm sẽ lớn rất nhanh.
*Lưu ý: khi ao có tảo lam lên nhiều thì sự chênh lệch PH trong ngày rất lớn nên tôm nuôi sức khỏe sẽ kém. Mặt khác khi tôm ăn tảo lam này vào sẽ làm hư đường ruột của tôm và khi tảo lam bám vào tơ mang sẽ làm hư mang tôm, các mầm bệnh cơ hội khác sẽ tấm công cơ quan này làm tôm bệnh phát bệnh và khó xử lý dứt điểm.
Anh/Chị: Nguyễn Văn Tài - Tân Phú Đông, Tiền Giang - 01655.772.513
Hỏi: Ao có hến nhiều có ảnh hưởng tới tôm không? Có thuốc gì diệt hến không?
- Ao có nhiều hến thì khả năng độ kiềm thấp và hến cũng làm vỏ nên sẽ cạnh tranh các vi khoáng trong ao nuôi làm lượng khoáng chất trong ao giảm xuống. Tuy nhiên, hến là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm nên những ao có hến nhiều thì tôm sẽ lớn rất nhanh nhưng tỉ lệ phân đàn sẽ rất cao.
- Nếu muốn diệt hến ở ao không có tôm thì anh làm như sau: buổi trưa khoảng 12 – 1 h chiều anh đánh Saponin ở liều 8kg cho 1000m3 nước ao, chiều 6 -7h anh dùng Lasan BKC 80 1,2 lít/1000m3 nước ao, TCCA 15kg/1000m3, Clorin 25kg/1000m3 để diệt. Khi ao đã thả tôm thì không có thuốc nào diệt hến chết mà tôm không chết cả.
Chào anh! Chúc anh thành công trong công việc của mình!
Anh/Chị: Anh Tân - Tân Phú Đông, Tiền Giang - 01646.801.475
Hỏi: Thẻ thả 15 ngày bị đục cơ. Xử lý thuốc gì?
- Có nhiều triệu chứng bệnh gan tụy, đục cơ trong ao nuôi nhưng tập trung lại có 2 nguyên nhân chính đó là môi trường và bên trong con tôm.Nếu tôm bị nhiễm Virus thì xem như không có cách chữa trị. Nếu tôm nhiễm khuẩn gây ra triệu chứng này thì anh nên diệt khuẩn mạnh bằng Lasandine (1 lít/2000m3 nước ao) đánh 2 ngày liên tục vào lúc 5-6h chiều, song song với đó anh trộn thêm Super Yucca 5ml/kg, Enzyme Max 5g/kg, Antibio 10g/kg cho ăn liên tục trong 5 ngày.
- Nếu ao nuôi có độ mặn thấp và sử dụng khoáng không đúng để xảy ra triệu chứng này thì dùng muối dơ hoặc nước ót (nước ở trong ruộng muối chuẩn bị thành muối) đánh trực tiếp vào ao trong 3 – 5 ngày liên tục để cung cấp vi khoáng cho nước ao bên cạnh đó nên đánh Premix A với liều 3kg/1000m3 nước, đánh liên tục trong 5 ngày.
Chúc anh thành công!
Anh/Chị: Chú Ẩn - Sóc Trăng - 0976.924454
Hỏi: Nuôi tôm thẻ, tôm sú trước khi nuôi có đem xét nghiệm, kết quả tôm sạch. Mua tôm giống đó thả khoảng 30 ngày tôm bị phát bệnh đốm trắng và đỏ thân. Tại sao?. Bác sĩ thú y hướng dẫn đánh thuốc Clo không cần thay nước thả tiếp đợt khác. Hỏi xử lý như thế có đúng không?
- Thứ nhất: bể tôm 400-800 ngàn con đem 100 con đi kiểm thì thì tỉ lệ không cao cho nên theo chúng tôi phải lấy ít nhất 2 mẫu ở 2 địa điểm khác nhau để đi kiểm. Một trong hai mẫu không đạt thì chúng ta cũng không thể bắt bể tôm đó.
- Thứ hai: độ tin cậy của nơi làm xét nghiệm, mẫu xét nghiệm. Dù rất dễ nhưng để đào tạo một nhân viên xét nghiệm chuẩn xác thì phải mất ít nhất từ 6 tháng – 1 năm.
- Thứ ba: mình đã làm ao thật sự kỹ chưa và đã diệt hoàn toàn các vật chủ trung gian trong ao chưa. Kể cả việc ao đìa của mình có bị rò rỉ nước không để mầm bệnh bộc phát và gây bệnh cho tôm nuôi.
- Thứ tư: mầm bệnh trong môi trường luôn luôn có những sự tác động của thời tiết làm cho mầm bệnh phát triển mạnh trong nước gây bệnh cho đàn tôm nuôi, theo nghiên cứu của chúng tôi thì khi thời tiết lạnh thì mầm bệnh đốm trắng sẽ phát triển nhanh làm cho tôm nuôi dễ bị nhiễm bệnh trong giai đoạn này.
- Nếu tôm bị bệnh thì phải thu, không thay nước mà thả tiếp thì khả năng tôm bệnh lại sẽ rất cao. Nếu tôm thu hoạch bình thường thì lượng bùn trong ao cũng khá lớn mà vi sinh thì không thể xử lý hết lượng bùn này cho nên vụ 2 vào những tháng cuối sẽ khó quản lý các yếu tố môi trường trong ao và khả năng thất bại cũng cao. Theo chúng tôi, nếu ao thu tôm bình thường thì chúng ta lấy nước ao đó bơm qua ao lắng rồi cào bùn ao nuôi. Sau khi sử lý đáy ao xong chúng ta bơm nước từ ao lắng vào ao nuôi và xử lý lại từ đầu như vậy sự nguy hiểm trong quá trình nuôi sẽ tốt hơn và khả năng thành công sẽ cao hơn. (Chú ý: trong thời gian để nước trong ao lắng nên thả cá rô phi vào để chất lượng nước được cải thiện tốt hơn).